1. Chặng bay Đà Lạt – Hồ Chí Minh
2. Thông tin vé máy bay Đà Lạt đi Sài Gòn của Vietjet Air
Tính tới thời điểm hiện tại, vé máy bay Đà Lạt đi Sài Gòn được cả 5 hãng hàng không nội địa khai thác đó là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Tổng tần suất bay là 14 chuyến/ngày, khởi hành từ sân bay Liên Khương (Đà Lạt) tới sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn).
Giá vé máy bay rẻ nhất từ Đà Lạt đi Sài Gòn dao động khoảng từ 39.000 – 1.300.000 đồng/chiều và 1.278.000 – 3.800.000 đồng/khứ hồi.
Đối với chặng bay này, hành khách thường lựa chọn mua vé máy bay Đà Lạt đi Hồ Chí Minh khứ hồi. Bởi vì khi chỉ mua vé một chiều đi còn chiều về để sát ngày bay mới đặt thì giá vé sẽ bị đẩy lên cao hoặc có thể là hết vé.
Bạn có thể tham khảo bảng giá vé máy bay Đà Lạt đi Sài Gòn dưới đây:
Chặng bay:
Đà Lạt – tp Hồ Chí Minh |
Hãng hàng không:
Vietjet Air |
Giá vé một chiều khoảng từ (vnđ):
39.000 – 1.100.000 |
Giá vé khứ hồi khoảng từ (vnđ):
1.278.000 – 3.400.000 |
Lưu ý:
- Giá vé trên chỉ là giá tham khảo, có thể thay đổi.
- Giá trong dịp khuyến mãi có thể rẻ hơn một chút.
Thời gian bay từ Đà Lạt đi Hồ Chí Minh dự kiến khoảng 55 phút. Đây chỉ là thời gian dự kiến, có thể thay đổi tùy theo tình hình khai thác thực tế hoặc theo sự điều chỉnh của hãng.
Lịch bay Đà Lạt đi Sài Gòn
Chuyến bay từ Đà Lạt đi Hồ Chí Minh được khai thác bởi cả 5 hãng hàng không nội địa với tần suất 14 chuyến mỗi ngày. Chuyến bay sớm nhất khởi hành lúc 7h00p và muộn nhất lúc 21h55p. Cụ thể lịch bay Đà Lạt đi Hồ Chí Minh như sau:
Hãng bay | Tần suất chuyến bay | Chuyến sớm nhất | Chuyến muộn nhất |
Vietnam Airlines | 6 chuyến/ngày | 08h10 | 19h40 |
Vietjet Air | 3 chuyến/ngày | 07h00 | 21h15 |
Pacific Airlines | 2 chuyến/ngày | 12h35 | 17h00 |
Bamboo Airways | 2 chuyến/ngày | 10h50 | 21h55 |
Vietravel Airlines | 1 chuyến/ngày | 15h25 | 15h25 |
Lịch bay Đà Lạt – Sài Gòn
- Hãng Vietnam Airlines mỗi ngày có 6 chuyến bay khởi hành từ sân bay Liên Khương đi sân bay Tân Sơn Nhất, sớm nhất lúc 8h10p, muộn nhất lúc 19h40p.
- Hãng hàng không Vietjet Air khai thác chặng Đà Lạt – Hồ Chí Minh với 3 chuyến bay mỗi ngày. Chuyến sớm nhất cất cánh lúc 7h00p, hạ cánh lúc 7h50p. Chuyến muộn nhất cất cánh lúc 21h15p, hạ cánh lúc 22h10p.
- Pacific Airlines cũng khai thác 2 chuyến bay mỗi ngày. Chuyến sớm nhất khởi hành lúc 12h35p, hạ cánh lúc 13h30p. Chuyến muộn nhất cất cánh lúc 17h00p, hạ cánh lúc 18h05p.
- Bamboo Airways khai thác chặng Đà Lạt – Sài Gòn với tần suất 2 chuyến/ngày. Chuyến đầu tiên khởi hành lúc 10h50p, hạ cánh lúc 11h45p. Chuyến cuối cùng khởi hành lúc 21h55p, hạ cánh lúc 22h55p.
- Vietravel Airlines chỉ có 1 chuyến bay mỗi ngày từ Đà Lạt đi Hồ Chí Minh, cất cánh lúc 15h25p, hạ cánh lúc 16h20p.
Các hãng hàng không có sự điều chỉnh về tần suất các chuyến bay từ Đà Lạt đi Sài Gòn vào mùa du lịch cao điểm, lễ Tết,… để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.
3. Giới thiệu du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch đến với Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm.
Sài Gòn rộng lớn và không thiếu những “đặc sản” du lịch như Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành hay về với biển Cần Giờ….
4. Di chuyển, đi lại khi du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Phương tiện đi lại chủ yếu cho du khách du lịch Sài Gòn chủ yếu là xe máy, ô tô, xe đạp, xe buýt, xe xích lô.
Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 5.000VND/tuyến, xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.
5. Nên đi du lịch thành phố Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến thành phố Hồ Chí Minh bất cứ tháng nào trong năm và đừng đi du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày tết nguyên đán. Khi tết nguyên đán mọi người thường về quê hương ăn tế với gia đình.
Vào các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và vui chơi tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vô cùng sôi nỗi trên khắp các ngả đường. Vào mùa Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe cộ tấp nập và các hoạt động vui chơi giải trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đừng lo ngại sự ồn ào của thành phố Hồ Chí Minh bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng… cho bạn thư giãn.
6. Địa điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Hồ Chí Minh
6.1 Nhà Hát Lớn Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Hát Lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố là một nhà hát nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố này.
6.2 Nhà thờ Đức Bà
Trải qua hơn 100 năm và qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm; được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam.
Cùng với một số công trình lân cận ở quận 1 như Nhà Bưu Điện trung tâm, Nhà hát thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2…; Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
6.3 Chợ Bến Thành
Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.
6.4 Cảng Nhà Rồng
Kể từ thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến Nhà Rồng, trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, ra đi tìm đường cứu nước đã hơn 100 năm. Ngày nay, bến Nhà Rồng đã trở thành nơi mà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6.5 Khu du lịch văn hóa Suối Tiên
Khu du lịch văn hóa Suối Tiên tọa lạc tại cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, trên tuyến Xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 19km. Là một trong những địa điểm vui chơi giải trí cuối tuần nổi tiếng của người dân thành phố Hồ Chí Minh và mọi du khách trong và ngoài nước.
Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh tự nhiên hữu tình: có suối chảy, có rừng cây, hồ cá… được bố trí xem kẽ, kết hợp hài hòa trong một tổng thể không gian xanh mát, rộng lớn.
Vị trí: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên tọa lạc tại cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, trên tuyến Xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 19km.
6.6 Công viên Văn hóa Đầm Sen
Công viên Văn hóa Đầm Sen là một trong những công viên lớn và hiện đại nhất cả nước. Với diện tích gần 50 ha, trong đó có hơn 60% diện tích là cây xanh – hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ. Công viên Văn hóa Đầm Sen thật sự trở thành một ốc đảo xanh giữa lòng Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, Công Viên Văn Hóa Đầm Sen còn là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho các em thanh – thiếu nhi.
7. Đến thành phố Hồ Chí Minh ăn gì? Ở đâu?
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Du lịch Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé!
7.1 Lẩu mắm
Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút.
Một vài địa chỉ nổi tiếng:
+ Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND;
+ Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá:
+ Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.
Giống như lẩu mắm, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của món bún mắm. Tô bún mắm ngon không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo, nhất là không thể thiếu vị thơm nức của mắm.
Ăn bún mắm ngoài lát cá, thịt heo quay, tôm, mực, không thể thiếu đĩa rau sống với rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, cọng bông súng, húng thơm. Một số quán ăn ghi điểm thêm nhờ tô nước mắm me chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn.
Một vài địa chỉ nổi tiếng:
+Bún mắm Huỳnh Lâm (gia truyền Bạc Liêu), 37A Gò Dầu, Q. Tân Phú: 28.000VND/tô;
+Quán bún mắm 444 – 369 Lê Quang Định, P.5, Q.Bình Thạnh, mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày, trừ ngày rằm và mùng 1, giá 35.000VND/tô,
+bún mắm 528 Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, giá 30.000VND/tô.
7.2 Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, từ lâu cũng trở nên rất phổ biến tại Sài Gòn. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng.
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn bình dân này tại nhiều con phố ở Sài Gòn, giá từ 20.000VND/tô. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Bún bò Thành Nội Huế, 47A Trần Cao Vân, Q.3 (gần vòng xoay hồ Con Rùa); Bún bò Huế Đông Ba, 110A Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
7.3 Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối… Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
Một vài địa chỉ nổi tiếng:
+ Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3,
+ Các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.
7.4 Mì hủ tiếu
Những món ăn này tuy không phải nguồn gốc bản địa song giờ đây cũng trở thành nét đặc trưng của Sài Gòn. Với người dân Sài Gòn, món này dễ ăn và khá được ưa chuộng. Tuy nhiên với dân Bắc, món này có vị hơi ngọt, có thể không quen khi thưởng thức lần đầu. Các quán hủ tiếu rất sẵn trên bất kỳ còn đường, ngõ hẻm nào của Sài Gòn với giá từ 20.000vnd/ tô.
Một vài địa chỉ nổi tiếng:
+ Hủ tiếu mì trên đường Mạc Thị Bưởi (Q.1), hủ tiếu cá gà trên đường Tôn Thất Đạm (Q.1).
+ Hủ tiếu mì vàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5).
+ Hủ tiếu 46/102 Võ Văn Tần, Q.3, mì Vịt tiềm trên đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), mì chú Tắc: 22 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3.
7.5 Bánh tráng
Đây là món ăn của người Tây Ninh, ngoài bánh tráng phơi sương còn có bánh canh, bánh tráng được ăn với thịt heo luộc, thịt bò luộc, cùng với rất nhiều loại rau và mắm nêm đặc trưng của người miền Tây.
Một vài địa chỉ nổi tiếng:
+ Bạn có thể ăn bánh tráng Trảng Bàng ở hệ thống cửa hàng của Hoàng Ty.
+ bánh tráng Trảng Bàng 411 – 413 Nguyễn Tri Phương, Q.10.
Mong rằng với một vài chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi du lịch Hồ Chí Minh. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm du lịch các tỉnh thành khác bạn nhé!
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!